Xét về chiều dài, thì con đường giữa biển ở Quy Nhơn có vẻ nép vế hơn nhiều so với Điệp Sơn thuỷ đạo của tỉnh Khánh Hòa, nhưng nơi đây vẫn hút hồn du khách bởi vẻ đẹp riêng của nó trong không gian “tuyệt phối” của Hòn Khô. Con đường nằm cách trung tâm Quy Nhơn 15 km đường bộ, không quá xa nên du khách dễ dàng tìm đến nơi đây để thăm thú và khám phá. Chỉ cần đi qua cầu vượt biển Thị Nại, rẽ phải xuống xã Nhơn Hải là đến.

Từ đất liền đi ra Hòn Khô không khó, du khách có thể thuê thuyền ra đảo với giá dao động 200-300.000 đồng tùy theo thương lượng với nhà tàu, mỗi thuyền chở từ 5-10 người. Chi phí có phát sinh thêm nếu muốn thăm quan quanh đảo, ngắm san hô và tắm giữa biển. Mất khoảng  10-15 phút để di chuyển từ cảng Nhơn Hải ra Hòn Khô.

Nếu ngày trước khi tới Hòn Khô, du khách sẽ được lặn ngắm san hô chỉ cách mặt nước chưa đến 1 mét, hòa mình trong làn nước biển trong veo hay khám phá tận cùng những dãy núi đá… thì ngày nay Hòn Khô còn thỏa lòng bạn bằng con đường dưới biển đầy ấn tượng. Kỳ thật con đường này đã có từ trước, nhưng phải đến khi những con đường dưới biển trở thành cơn sốt trong các điểm hẹn du lịch thì con đường ở Hòn Khô mới được chú ý đến.

Cảm giác được trải nghiệm đi xuyên qua biển như lướt trên mặt nước, dưới chân là con đường cát mềm mịn, khi thoảng những con sóng nhỏ đùa nghịch vỗ vào đôi chân trần của bạn chắc chắn sẽ vô cùng thú vị, mới lạ và thích thú. Nhưng có một lưu ý là con đường dưới biển ở Hòn Khô không phải lúc nào cũng đi được, phải đợi đến khi thuỷ triều rút đi, lúc này bạn mới có thể đi từ đất liền sang một cách dễ dàng và an toàn. Do vậy, nếu muốn sải bước trên con đường này, bạn nên hỏi ngư dân giờ thủy triều lên xuống vì họ là những người nắm rõ nhất.

Featured news
  • Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2km về phía Đông, Ghềnh Ráng Tiên Sa là địa điểm du lịch bạn nhất định phải ghé thăm.
  • Tháp Bánh Ít
    Tháp Bánh Ít
    Du lịch Quy Nhơn đừng quên ghé thăm Tháp Bánh Ít. Đây được xem là một khu di tích độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc hiện còn tồn tại ở Việt Nam. Được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời của hai quốc vương Harivarman IV và V. Trước đây, tháp Bánh Ít thuộc làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên còn được gọi là tháp Tri Thiện, bên cạnh đó còn có những tên khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour dargent - tháp Bạc.
  • Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Thời xưa, trong cuốn sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi chép một cái tên là Linh Phong và được mô tả là nơi đắc địa “Tựa Sơn – Vọng Hải ”: ngự ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, ngả lưng vào núi cao (núi Bà), mặt nhìn ra đầm Biển cạn (đầm Thị Nại), bao quanh có nước suối uốn lượn thật trữ tình. Ngày nay, chùa Linh Phong thiền tự ấy được mọi người gọi là chùa Ông Núi, nơi sở hữu tượng Phật Thích Ca tạo dáng ở tư thế ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Top