Chùa Thiên Hưng có cất giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca mâu Ni 

Chùa Thiên Hưng không được người ta nhắc đến nhiều với vẻ bề ngoài nguy nga, tráng lệ. Nhưng lại làm mê đắm biết bao trái tim đã từng hội ngộ ngôi chùa bởi sự cổ kính, trang nghiêm và u tịch. Nơi đây đã làm thổn thức bao kẻ xê dịch bằng những chi tiết rất tinh tế, tỷ mỷ trong lối kiến trúc của công trình. Từ những gian nhà được lợp mái ngói cong cong như cung đình cổ xưa đến những chậu cây cảnh được cắt tỉa đẹp đẽ, lạ mắt quanh năm xanh tốt, đem lại cảnh quan sống động cho ngôi chùa và không gian trong lành dễ chịu cho du khách. Dạo bước trên trong những khoảng sân trống của ngôi chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình, tựa như đang lạc vào một thế giới xa xăm, nơi giáp ranh giữa cõi đạo và cõi đời.

Màu xanh thanh mát bao trùm toàn bộ ngôi chùa

Được tạo dựng hoàn toàn theo phong cách kiến trúc của phương Đông nên rất gần gũi, đặc biệt thân thuộc, lại nhuốm màu xưa cũ. Có thể thấy, chùa Thiên Hưng không chỉ là một công trình mang tính chất tôn giáo, thấm nhuần giá trị văn hóa mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế và đặc sắc.

Sừng sững giữa trung tâm khuôn viên chùa là Tháp Chuông 12 tầng cao chót vót chọc lên trời xanh. Còn có hòn non bộ, tượng các vị Chư Phật và những thanh âm trong trẻo vọng ra từ tiếng chuông chùa, trở thành “thương hiệu” riêng có của chùa Thiên Hưng.

Tháp Chuông 12 tầng giữa khuôn viên chùa 

Những gian nhà được lợp mái ngói cong cong như cung đình cổ xưa 

Về đêm, ngôi chùa như một viên dạ minh châu lấp lánh

Du lịch Quy Nhơn, hãy tới thăm chùa Thiên Hưng để được thả hồn trong hương sen thơm ngát đang nhẹ nhàng “ôm” lấy từng sợi tơ rung động trong lòng của bạn.

Featured news
  • Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2km về phía Đông, Ghềnh Ráng Tiên Sa là địa điểm du lịch bạn nhất định phải ghé thăm.
  • Tháp Bánh Ít
    Tháp Bánh Ít
    Du lịch Quy Nhơn đừng quên ghé thăm Tháp Bánh Ít. Đây được xem là một khu di tích độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc hiện còn tồn tại ở Việt Nam. Được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời của hai quốc vương Harivarman IV và V. Trước đây, tháp Bánh Ít thuộc làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên còn được gọi là tháp Tri Thiện, bên cạnh đó còn có những tên khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour dargent - tháp Bạc.
  • Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Thời xưa, trong cuốn sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi chép một cái tên là Linh Phong và được mô tả là nơi đắc địa “Tựa Sơn – Vọng Hải ”: ngự ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, ngả lưng vào núi cao (núi Bà), mặt nhìn ra đầm Biển cạn (đầm Thị Nại), bao quanh có nước suối uốn lượn thật trữ tình. Ngày nay, chùa Linh Phong thiền tự ấy được mọi người gọi là chùa Ông Núi, nơi sở hữu tượng Phật Thích Ca tạo dáng ở tư thế ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Top