Ghềnh Ráng cách thành phố Quy Nhơn 2 cây số, được nhiều người biết đến với bãi Hoàng Hậu và khu mộ của thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử. Từ đây, du khách có thể tận mắt quan sát toàn cảnh thành phố biển và những triền cát trắng thoai thoải, vẻ một vòng cung thật mềm, chạy dài tít tắp. Huyền thoại tình yêu ở ghềnh Ráng Tiên Sa

Để đến được Ghềnh Ráng, du khách sẽ phải đi qua một con đường được xây khá đẹp đẽ, dốc thoai thoải. Tại đây, quần thể đá và các hang động vẫn đứng sừng sững trong không gian rộng lớn với đủ các hình dạng kỳ thú, chạy men theo đường bờ biển. Những cơn gió như tiếng thì thầm của tạo hóa thổi vào mát lạnh, mang theo vị mặn mòi của biển cả. Khí hậu mát mẻ và dễ chịu dù mùa hè ở Bình Định khá gay gắt. Dưới những hàng phi lao râm râm bóng mát và những ghềnh đá, du khách đưa hồn phiêu lưu cùng biển cả và lắng nghe huyền thoại tình yêu rung động ngày nào.

Truyền thuyết kể rằng, ở Bồng Sơn có người con gái đẹp nổi tiếng nết na thùy mị. Cô biết chăm lo việc đồng áng, nhà cửa và ngày ngày chăm sóc hiếu thảo với mẹ cha. Cô đã đem lòng yêu một chàng trai cùng làng. Vào những đêm trăng sáng lãng mạn, bên gốc dừa bờ Lại Giang, đôi uyên ương đã cùng nguyện thề, hẹn ước.

Huyền thoại tình yêu ở ghềnh Ráng Tiên Sa

Chẳng may, vẻ đẹp của cô đang độ xuân thì đã làm say lòng viên quan huyện. Hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách bắt nàng. Để giữ trọn lòng chung thủy với người yêu, cô khóc lạy cha mẹ, từ biệt chàng trai, bỏ làng trốn vào Quy Nhơn. Biết chuyện, viên quan huyện liền sai tùy tùng đuổi theo. Đến Ghềnh Ráng thì trời nổi dông bão, cô gái biến mất trong đêm mưa gió tầm tã. Bọn chúng lùng sục khắp nơi nhưng không tìm ra dấu vết gì của cô nên cho rằng cô nhảy xuống biển cả mất mạng, đành trở về chịu tội với quan.

Chàng trai mất người yêu cũng chạy đi tìm kiếm. Tiếng gọi người yêu của chàng vang vọng theo từng bước chân, đồng vọng với núi rừng và biển cả, nhưng trong đêm tối, anh chỉ thấy hình bóng người yêu thấp thoáng ẩn hiện, khi tha thướt trên rừng, khi nhấp nhô theo sóng biển như tiếc thương, vẫy gọi. Từ đó, mỗi khi chớp sáng trên Ghềnh Ráng, người trong vùng lại ngước tìm hình bóng cô gái thấp thoáng hiện lên. Do đó, chốn này được gọi là Ghềnh Ráng Tiên Sa.

Huyền thoại tình yêu ở ghềnh Ráng Tiên Sa

Phần mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử nhìn ra biển cả.

Phía dưới chân ghềnh có rất nhiều tảng đá tròn được sóng biển mài mòn nhẵn bóng nên được đặt tên bãi Trứng và một bãi tắm chạy dài phía biển bao bọc bởi những bức tường đá thiên nhiên mang tên bãi tắm Hoàng Hậu. Có tên này vì bãi tắm là nơi Nam Phương hoàng hậu - vị hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam chọn làm bãi tắm riêng. 

Ghềnh Ráng tọa lạc dưới chân núi Xuân Vân, kéo dài từ đường An Dương Vương đã được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ dưỡng năm 1927 và đến năm 1991, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia. Du khách du lịch Quy Nhơn đến đây thường ghé thăm mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử ngay trong khu trung tâm di tích.

Tin tức tiêu biểu
  • Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Ghềnh Ráng Tiên Sa
    Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2km về phía Đông, Ghềnh Ráng Tiên Sa là địa điểm du lịch bạn nhất định phải ghé thăm.
  • Tháp Bánh Ít
    Tháp Bánh Ít
    Du lịch Quy Nhơn đừng quên ghé thăm Tháp Bánh Ít. Đây được xem là một khu di tích độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc hiện còn tồn tại ở Việt Nam. Được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời của hai quốc vương Harivarman IV và V. Trước đây, tháp Bánh Ít thuộc làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên còn được gọi là tháp Tri Thiện, bên cạnh đó còn có những tên khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour dargent - tháp Bạc.
  • Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi
    Thời xưa, trong cuốn sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi chép một cái tên là Linh Phong và được mô tả là nơi đắc địa “Tựa Sơn – Vọng Hải ”: ngự ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, ngả lưng vào núi cao (núi Bà), mặt nhìn ra đầm Biển cạn (đầm Thị Nại), bao quanh có nước suối uốn lượn thật trữ tình. Ngày nay, chùa Linh Phong thiền tự ấy được mọi người gọi là chùa Ông Núi, nơi sở hữu tượng Phật Thích Ca tạo dáng ở tư thế ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Top